Bệnh vảy nến là bệnh da rất thông thường, liên quan đến yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch, gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tiến triển lâu dài, hay tái phát nhưng lành tính. Đến nay các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, nên chưa thể dự phòng hoàn toàn. Nhưng khi phát hiện sớm và điều trị đúng có thể hạn chế bệnh, làm giảm mất thẩm mỹ, bệnh có thể ổn định và thuyên giảm.
Các biện pháp dự phòng yếu tố khởi phát cũng đóng một vai trò quan trọng trong điều trị vảy nến. Liệu pháp tâm lý, tránh stress là cần thiết. Bệnh nhân cần biết nên “chung sống hòa bình” với bệnh, tránh bi quan và có lối sống lành mạnh, sinh hoạt phù hợp, tránh các yếu tố bất lợi làm bệnh dễ tái phát để đạt được ổn định lâu dài.
Phân loại theo mức độ bệnh, vẩy nến có các thể nhẹ, trung bình, nặng. Từ 3-10% diện tích cơ thể bị bệnh thì được phân loại là vẩy nến mức độ trung bình, lớn hơn 10% là vẩy nến mức độ nặng. Lòng bàn tay tương đương 1%. Tuy nhiên, mức độ nặng của vẩy nến còn được đánh giá thông qua chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vẩy nến có thể gây ra những tác động nghiêm trọng dù chỉ có ở một khu vực nhỏ như lòng bàn tay hay lòng bàn chân.
 |
Những biến chứng khó lường của bệnh vảy nến |
Vẩy nến là một căn bệnh mạn tính, chưa có thuốc điều trị dứt điểm và nguyên nhân gây bệnh cũng không rõ ràng. Bệnh thường không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của da. Biểu hiện ban đầu của bệnh là những hồng ban có vẩy, vẩy khô từng mảng màu trắng, dễ tróc, dễ vỡ vụn. Tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ mà những hồng ban xuất hiện ít hay nhiều. Những hồng ban này thường xuất hiện khắp cơ thể và nổi bật ở đầu gối, khuỷu tay, chân, lưng và da đầu.
Khi vẩy nến xuất hiện ở da đầu, bệnh nhân hay cho đó là gàu bởi những vẩy tróc có màu trắng rất giống với gàu. Vì vậy, người bệnh thường không quan tâm hoặc điều trị không đúng thuốc, từ đó dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm. Bệnh nhân cần lưu ý một số triệu chứng để phân biệt khi vẩy nến xuất hiện ở da đầu như: không rụng tóc, có mảng trắng vài milimet đến vài centimet nằm sát da đầu hay rìa chân tóc.
Biến chứng thường gặp của vẩy nến là tổn thương tại khớp. Khoảng 53% bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến đều bị kèm đau khớp. Vẩy nến thể khớp là một thể nặng của vẩy nến. Biểu hiện thường gặp ở vẩy nến khớp là triệu chứng tổn thương móng (chiếm 80% tình trạng bệnh). Một khi có những dấu hiệu tổn thương móng, đau khớp và có tiền sử về bệnh vẩy nến, bệnh nhân nên nhanh chóng chụp phim, làm xét nghiệm để có kết quả chính xác.
Vẩy nến thể khớp có thể làm tổn thương các khớp tay, ngón tay; chân, ngón chân, gây biến dạng, co quắp hoặc các khớp ngón ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rất cao. Bệnh hay tái phát lặp đi lặp lại nên việc dùng thuốc cũng kéo dài.
Điều đáng lưu ý là thuốc dùng điều trị vẩy nến thể khớp gây nguy hại đến chức năng gan, thận, suy tủy cao, vì vậy bệnh nhân nên cẩn trọng khi sử dụng một số thuốc như: dẫn xuất Vitamin D3, Vitamin A, corticoid dạng chích, methotrexat… Đặc biệt, đối với phụ nữ đang điều trị bệnh không nên mang thai vì khả năng gây quái thai cao (chiếm tỉ lệ 99%).
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét