Xin chào bác sĩ. Bé nhà cháu hiện được 19 tháng tuổi. Khoảng 2 tháng nay cháu tự nhiên
bị bong da ở đầu ngón tay cái, móng tay mọc đến đâu là giòn và khô, gẫy đến đó. Cháu cho bé đi khám ở bệnh viện thì được các bác sĩ kết luận là bị viêm da cơ địa (nấm) - chàm khô.
Bác sĩ có kê cho bé thuốc Tây về bôi thuốc và kẽm oxit, eumovate. Cháu kiên trì bôi cho bé từ đó đến nay nhưng không thấy có dấu hiệu đỡ. Hiện lại chỗ bong da ở tay lại nổi nhiều mụn nước li ti. Cháu rất lo cho bé mà không biết phải làm thế nào. Mong các bác sĩ tư vấn cho cháu cách để điều trị cho bé khỏi bệnh. Cháu xin cảm ơn các bác sĩ rất nhiều.
Trả Lời:
Với những triệu chứng như bạn mô tả trong thư thì khả năng là con bạn đang mắc
bệnh viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ.
Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “Ngứa-Gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.
Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường tăng cao.
Bệnh này nếu điều trị theo y học hiện đại thường được sử dụng phác đồ bằng các thuốc kháng histamin, liệu pháp corticoid. Cách này tuy có tác dụng nhất định nhưng không dùng cho trẻ em và thường khi dùng xong có hiện tượng tái phát nặng hơn, lại có nhiều tác dụng phụ.
Thuốc y học cổ truyền với tác dụng chống viêm, trừ ngứa, điều tiết miễn dịch có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh này, không có tác dụng phụ như corticoid hay kháng histamine. Tuy nhiên, điều trị bệnh này cần thời gian lâu dài và bạn phải rất kiên trì.
Bệnh này thuộc phạm trù chứng “phong chẩn” của y học cổ truyền. Bệnh nguyên của chàm tương đối phức tạp. Có nhiều khả năng là do nguyên nhân bên ngoài và bên trong tương tác với nhau gây nên. Các nhân tố bên ngoài bao gồm: mỹ phẩm, hương liệu, bột giặt, chất tẩy rửa, độc tố của động vật, protein của cá, tôm, sữa, hoa phấn, bụi nhà, vi sinh vật, ánh sang mặt trời, lạnh, các động tác chà sát, gãi.
Nguyên nhân bên trong bao gồm: thể chất quá mẫn, rối loạn về chuyển hóa, nội tiết, trở ngại của hoạt động thần kinh và tâm thần, mệt mỏi quá độ, thần kinh căng thẳng,… Muốn điều trị thành công căn bệnh này cần phải kiên trì kết hợp cả điều trị nguyên nhân lẫn điều trị từ bên trong, ngoài cơ thể.
- Cố gắng tìm ra
nguyên nhân rồi cách ly với nó, tránh kích thích da, điều trị tốt các bệnh mạn tính toàn thân như rối loạn đường tiêu hóa, kí sinh trùng đường ruột,……
- Tăng cường vệ sinh da, không dùng nước nóng và xà phòng rửa nơi có tổn thương, không dùng các thuốc chữa ngứa có tính kích thích.
- Tránh ăn các thức ăn dễ gây kích ứng như cua, cá, các đồ ăn khó tiêu. Chú ý quan sát mối quan hệ giữa ăn uống và bệnh tình để có điều chỉnh cho thích hợp.
2. Điều trị bên trong:
Trẻ em mắc căn bệnh này thường gặp thể tỳ hư thấp thịnh. Trẻ em thể trạng còn yếu, tạng phủ còn non yếu, tạng tỳ vốn hư nên dễ sinh thấp thịnh làm cho bì phu không được nuôi dưỡng mà sinh bệnh. Bạn có thể sử dụng bài thuốc Trừ thấp vị linh thang gia giảm cho bé nhé. Bài thuốc gồm các vị: Thương truật 4g, Hậu phác 4g, Trần bì 2g, Hoạt thạch 4g, Bạch truật 4g, Phục linh 4g, Cam thảo 2g. Tất cả các nguyên liệu trên là 1 thang, sắc uống ngày 1 thang chia sang – chiều.
3. Điều trị bên ngoài (tại chỗ):
Ở giai đoạn cấp tính, tức là khi bệnh mới phát, chỉ đỏ tại chỗ, sẩn mụn nước chưa vỡ, chưa xuất tiết, bạn dùng bài “Lò cam thạch” để rửa cho bé. Nguyên liệu gồm: Lò cam thạch 10g, Oxyt kẽm 2g, Acid carbonic 1ml, Glycerine 5ml, nước cất vừa đủ 100ml.
Bệnh nhân bị viêm da cơ địa cần cẩn thận khi ăn hải sản
Khi bệnh ở giai đoạn bán cấp: Nguyên tắc điều trị lúc này là tiêu viêm trừ ngứa, thu liễm. Dùng bài thuốc có các nguyên liệu gồm: Hoàng bá 10g, Hàn thủy thạch 5g, Thanh đại 1g, Dầu thực vật 10ml. Nấu thành cao đắp ngày 2 lần.
Khi mụn nước đã vỡ, xuất tiết nhiều thì dùng các thuốc có tính thu liễm, tiêu viêm.. nhằm thúc đẩy da hồi phục. Nguyên liệu gồm: rau sam 60g, Hoàng bá, sinh địa mỗi vị 30g, Bồ công anh, long đởm thảo, cúc hoa mỗi vị 30g… Sắc lấy nước, cô đặc rồi đắp ngày 2 lần.
Khi chỗ chàm ở da đã ở giai đoạn bong vẩy, nếu xử lí không tốt sẽ rất dễ làm bệnh kéo dài và chuyển thành mạn tính. Lúc này nên dùng các thuốc bảo vệ tổn thương, tránh các kích thích từ bên ngoài thúc đẩy lớp sừng tái sinh và giải quyết các tình trạng viêm còn sót lại. Ví dụ bài thuốc Cao hoàng liên, gồm: Hoàng liên 20g, sáp ong 80g nấu thành cao đắp mỗi ngày 2 lần.
Khi bệnh đã ở giai đoạn chàm mạn tính: Nguyên tắc điều trị chữa ngứa, ức chế sự tăng sinh của biểu bì, tiêu trừ tính trạng viêm nhiễm trong lớp chân bì. Lúc này dùng bài thuốc Cao hoàng liên như trên.
Bạn nên nhớ rằng những người bị viêm da cơ địa rất mẫn cảm với yếu tố thời tiết. Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, do đó bạn chú ý giữ gìn, chăm sóc thật tốt cho cháu.
Comments[ 10 ]
Hic, bé nhà mình đi khám cũng bảo bị chàm này. Ở bẹn mới đau chứ. Mới đầu ko khám cứ nghĩ hăm, nhưng khám thì bảo chàm. Bác sỹ cho 1 đống thuốc, bôi + uống. Nhưng mình sợ, ko dám cho uống, hic. Đang tính đưa đi HN khám mà nghe các mẹ nói chuyện thế này thì cũng ko biết thế nào cả nhỉ! Hic
con nhà mình hai đứa đều bị dị ứng thời tiết, cứ đến mùa này là mẫn ngứa. Khổ ơi là khổ. Chán quá
sao cái bệnh này ác thế ko biết , bé nhà mình bị từ khi 1 tháng tuổi đến giờ 5 tháng rồi mà ko hết mặt lúc nào cũng đỏ rộp lên , lên diễn đàn tìm hiểu thử dùng đủ cách , nào nước miếng + sữa mẹ + cetaphil rửa mặt tắm trà xanh mà vẫn ko khỏi . đêm nào mẹ cũng phải ngồi giữ tay ko cho bé cào mặt , nhưng nhiều lúc nghĩ mình ngứa mà ko dược gãi thì sao , huống chi con .ước gì con hết bệnh ?
Các mẹ ơi tắm thử cho bé bằng mướp đắng thử xem, lấy khoảng 2 quả thái lát đun sôi để tắm, thằng cu nhà tớ có vẻ hợp đấy, còn các loại khác đã kể trên đây, cu nhà tớ dùng qua hết rồi.
Chỉ có điều đầu của bé thì vẫn phải dùng dầu gội vì nó hay ra gàu, khi nào nhiều gàu tớ dùng eumovate đến khi đỡ lại thôi.
Viêm da cơ địa có đặc trưng hàng rào bảo vệ da cực kỳ yếu. Đây là những lớp tế bào ngoài cùng của da có chức năng ngăn nước trong da thoát ra ngoài và ngăn các chất dị ứng bên ngoài xâm nhập vào trong da. Vì hàng rào bảo vệ quá yếu nên trẻ em rất hay bị kích ứng với các thành phần lạ có trong các loại cây mà các bà mẹ sử dụng để tắm cho bé.
Mình có cháu trai cũng bị bệnh Viêm da cơ địa từ khi sinh ra, thương lắm, chẳng có thuốc nào khỏi, chữa hơn 1 năm trời. Xong tự nhiên nó đỡ dần, giờ thì chỉ con mọc nốt nấm tấm như rôm xảy, không hiểu nó có khó chịu về điều đó không.
Bệnh này theo kinh nghiệm thì bị nặng vào mùa rét, hanh khô
Mùa nóng ẩm là đỡ hẳn
Và nếu bé mà vận động nhiều thì cũng đỡ hơn, theo mình thì do thoát được phần nào chất hại ra ngoài
Con em cũng bị nè bé còn bị chảy nước ở trên mặt đó con em chỉ bị 2 má và 1 số chỗ khuỷ tay thôi ah. Nhưng em cũng cho đi BS tư thì mới hết ah, chứ bv chữ không được hic, tắm chữa đủ cho con nhưng cuối cùng ông bs tư thế là hết luôn, em mừng hết biết luôn, chứ không con gái mà bị chàm suốt ngày nổi mụn ở 2 má thì than ôi. Các chị nhớ mặc áo cho bé thoáng mát, hút mồ hôi nhé, vệ sinh bé mà không nên vệ sinh bằng xà bông nữa
trẻ con hầu như bé nào cũng bị như vậy, mình chỉ hạn chế các yếu tố khiến cháu bé tái phát thôi. Sau này lớn lên thì sẽ đỡ. Sử dụng các biện pháp dân gian hay thuốc thì nhiều khi cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng bé nữa, không phải cháu này khỏi thì cháu khác cũng khỏi.
Có 1 vài biện pháp mình hay thấy các mẹ áp dụng:
- tắm bằng mướp đắng --> mát --> thường xuyên thì mới có tác dụng.
- Hoặc tắm bằng lá khế.
(tốt nhất các mẹ nên tự mua hoặc đi xin đc các lá này về thì lá tốt nhất, chứ thuốc nam phải thực sự tin tưởng thì các mẹ hãy dùng, vì nhiều khi trong quá trình sấy hoặc để đảm bảo tác dụng của thuốc nam, mình cứ sợ sợ người ta cho thêm những thứ k tốt vào)
- Giặt riêng đồ của bé, ở các cửa hàng đồ sơ sinh có bán nước giặt riêng cho trẻ e đấy, các mẹ có điều kiện thì mua vê dùng cho an tâm.
- Tắm cho bé bằng A Derma của Pháp cũng ổn
- Thuốc bôi thì dùng SkinBibi, cái này k có corticoid
Cám ơn các mẹ nhé , mình cũng có đứa cháu đang bị tình trạng tương tự như vậy ah
Đăng nhận xét